Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Dĩ nhiên là tuỳ theo địa phương mà các tài liệu phổ biến về phong thuỷ sẽ thiên về loại hình nhà nào phổ biến ở vùng đó. Tuy vậy, các nguyên tắc chung thì vẫn dựa trên nền tảng hài hoà âm dương, ngũ hành, hình thế. Nhà phố hiện nay vẫn là lựa chọn phổ biến trong các đô thị Việt Nam, nên cần ứng dụng phù hợp các nguyên tắc cơ bản để đạt sự hài hoà về thẩm mỹ và phong thuỷ.


Phong thủy cho mặt tiền nhà phố | ảnh 1
Cấu trúc ba phần của ngôi nhà có trên, dưới đồng bộ là giải pháp phong thuỷ phù hợp điều kiện nhà phố.

Nếu làm nhà phố nhiều lầu theo kiểu… xếp chồng các lầu lên nhau thì không hẳn là sai hay xấu, nhưng không đạt được dẫn dắt trên – dưới về hình thế và trường khí. Do càng lên cao tính dương càng tăng, tính âm giảm (ánh nắng, gió nhiều hơn) nên cần bổ sung âm dương cho hài hoà. Ví dụ nên hạn chế bớt bức xạ gay gắt bằng các tăng cường lam hay mảng tường, mái nghiêng che nắng cho các tầng cao.

Việc bố trí các mảng lồi hay lõm, cong hay thẳng, vuông hay tròn… của mặt ngoài nhà cũng liên quan đến yếu tố hài hoà âm dương. Quá thuần dương sẽ gây cảm giác bít bùng nặng nề, tù hãm nội khí hoặc ngược lại, thuần âm nhiều thì tạo sự trống trải xuyên thấu từ ngoài vào trong sẽ gây tán khí, cảm giác bất an. Vì vậy, tuỳ theo hướng khí hậu, hướng giao tiếp và hướng mệnh trạch (theo tuổi gia chủ) mà bố trí cấu trúc mặt tiền trên cơ sở bổ sung các yếu tố tương đồng và tương phản để xác định chính phụ, làm nên nét hài hoà.

Cũng như con người, cây cối và vật thể trong thiên nhiên, ngôi nhà luôn có tính trên, dưới nhà nhiều lầu như một cái cây vươn lên trên mặt đất, có phần rễ (móng nhà, nền nhà) phần thân và phần ngọn (mái nhà), không thể xem nhẹ phần nào. Phần thân nhà dài hay ngắn tuỳ theo số lầu, phần mái nhà phải giữ tốt vai trò kết thúc, che chở và sử dụng hiệu quả, tránh làm những mái nhà theo kiểu chóp này vòm nọ diêm dúa màu mè chỉ với mục đích phô trương. Cũng không nên xem nhẹ hình thức bên ngoài, chỉ làm sơ sài rồi sau này chắp vá thêm, vừa thiếu an toàn vừa mất thẩm mỹ. Tránh làm mặt ngoài nhà theo lối “đồ giả”, tức là chỉ có vỏ bọc mặt ngoài, bên trong không gian sử dụng không tương ứng, thiếu thuận tiện, ấy là phạm phải vấn đề hình thức và nội dung không tương đồng nhau.

(Theo SGTT)

"Hướng xấu là do tuổi không hợp chứ không phải đất không hợp. Thứ quan trọng trong phong thủy theo thứ tự ưu tiên: tầm long, phân kim, điểm huyệt, lập hướng", pháp sư Trần Ngọc Kiệm chia sẻ.


Đất tốt thì ai ở cũng tốt

Theo pháp sư Trần Ngọc Kiệm, hầu hết mọi người khi đi mua nhà không quan tâm đến thế đất, hình thù đất, chỉ quan tâm tuổi của mình hợp hướng gì. Nhưng điều này đồng nghĩa đã bỏ quên những thứ quan trọng nhất trong phong thủy theo thứ tự ưu tiên: tầm long, phân kim, điểm huyệt, lập hướng. Vậy lập hướng là cuối cùng.

Tầm long: yếu tố quan trọng nhất của Tầm long là Viễn thiên xích vi Thế. Cận bách xích vi hình. Viễn thiên xích vi thế: cần trông xa, nhìn gần xác định hình thế vị trí khu đất mình chuẩn bị đầu tư nằm ở vị trí nào so với biển, núi, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, di sản, kỳ quan, địa linh nhân kiệt, đô thị, hạ tầng, giao thông, thậm chí là hàng xóm. Cận bách xích vi hình: cũng là con phố đó, phường đó, phải tìm vị trí hợp công việc và tuổi của mình.


Mua nhà đất hợp hướng - liệu đã đủ? | ảnh 1
Nhà đất hợp hướng đã đủ chưa?

Như vậy, trước hết phải tìm được đất có sơn đình thủy tụ khí chỉ, cây cối sống tốt. Tránh nơi có tử khí, tà khí, thần khí, bệnh khí, ám khí, xú khí, uế khí, thán khí.

Phân kim: Điều quan trọng là “thủy phân bát tự, tất hữu long lai” – nghĩa là từ vị trí đất đầu tư phải nhìn thấy ngã ba sông đầu tiên, nếu không thấy ngã ba sông (Ngã ba đền Hùng, ngã ba sông Đuống), phải thấy được ngã ba đường lớn. Sông bao giờ cũng nằm bên tả ngạn; hữu ngạn phải là thành phố. Ví dụ đi từ phía bắc vào, phải đi qua cầu mới vào thành phố là tốt.

Tránh huỳnh tuyền/ hoàng tuyền - mạch suối vàng, lỗ để chui xuống âm ti. Chỗ huỳnh tuyền chỉ nên làm tiểu cảnh. Điểm huyệt: Phải nhìn thấy ngã ba đầu tiên từ nơi mình kinh doanh - ngã ba sông. Nếu không thấy ngã ba sông phải thấy được ngã ba đường – nhưng phải là đường lớn nhất. Phải đứng ở nhà mình nhìn ra được.

Những chỗ đất tốt nhất từ ngã ba sông: Ngã ba đền Hùng – tam giang thủy; ngã ba sông đuống. Sông bao giờ cũng nằm bên tả ngạn; hữu ngạn phải là thành phố. Ví dụ đi từ phía bắc vào, phải đi qua cầu mới vào thành phố là tốt. Nếu đứng ở khu đất/nhà mình đầu tư nhìn ra sông thấy nước sông chảy từ bên trái sang là thuận – trường sinh đế mộ.

Lập hướng: Hướng xấu là do tuổi không hợp chứ không phải đất không hợp. Nếu đất tốt đạt được 3 yêu cầu trên, chúng ta có thể mua thông qua việc mượn tuổi con, vợ, hàng xóm.... Ngoài ra, còn có nhiều các khác để hóa giải tuổi không hợp hướng.

Những điều nên/không nên trong xây dựng công trình

Những hạng mục: Cửa phụ, cửa thông phòng, Cầu thang, Bể phốt, bể nước, bếp, toilet , tiểu cảnh, ghế của khách, cổng đi, cửa hậu, cửa văn phòng phải “tọa hung hướng cát” – tức đặt ở vị trí xấu nhất để tiêu diệt nó đi. Nếu để nơi tốt thì vừa mất tốt, xấu vẫn ở trong nhà.

Những hạng mục: Cửa đại môn, ghế của chủ nhà, bàn thờ, bàn làm việc, bàn học, két sắt, giường ngủ phải “tọa cát hướng cát”. Mọi hạng mục trong nhà đều nên lựa chọn: Chất liệu, màu sắc, hình khối hợp với chủ nhà. Nên sinh nhập, khắc xuất, chứ không nên khắc nhập, sinh xuất. Tỵ hòa là bình thường.

Mặt tiền, bậc tam cấp không làm hình thù kỳ dị, không dùng màu đen hoặc viền khung đen. Cổng và Cửa đại môn không thẳng với nhau. Phòng khách nên vượng khí dương, đang làm quan thì không treo tranh ảnh chùa chiền, sông biển sóng gió, ruộng vườn. Nên treo Bát tuấn viên đồ.

Hệ thống bể ngầm, bể treo phải tọa hung. Cầu thang nên đi thuận, gầm cầu thang không nên đặt bể nước, tiểu cảnh. Phòng bếp tránh cửa lò nhìn ra cửa, miệng bể nước. Đặt thuận thủy (nước) - mộc (thớt) - hỏa (bếp nấu) - thổ. Phòng ngủ chọn vị trí kê giường hợp phong thủy, dùng đèn màu điều chỉnh ánh sáng.Phòng tắm nên phải làm phong thủy đồng bộ. Két sắt nên đặt trong phòng ngủ, phía đầu giường. Phòng thờ đặt nơi thanh tịnh, Tọa cát, hướng cát.
(Theo TTVN)
Với một số gia đình, thần tài được xem là có thể mang lại nhiều may mắn trong làm ăn, công việc... Những giải thích về vị trí đặt vật phẩm này sẽ giúp các gia chủ có thêm lựa chọn.Vị trí đặt tượng thần tài theo phong thủy | ảnh 1

Vị trí tốt nhất để đặt thần tài là trên bàn hoặc trên tủ đối diện với cửa chính để khi bước vào nhà bạn nhìn thấy thần tài. Trong phong thủy, điều này mang ý nghĩa rằng, vị thần tài đón khí mới tràn vào nhà và chuyển khí thành năng lượng thịnh vượng luân chuyển trong nhà từ đó có lợi cho gia chủ.

Đối với các trường hợp không thể đặt tượng thần tài đối diện cửa chính thì chủ nhà có thể đặt thần tài trong phòng khách. Vị trí đặt nên ở góc chéo với cửa ra vào. Đặc biệt, hai góc Đông Nam hoặc Tây Bắc trong phòng khách hoặc trong tổng thể ngôi nhà bạn cũng là những vị trí lý tưởng cho bức tượng này. Tuy nhiên, không nên đặt thần tài trong phòng ngủ hoặc phòng ăn.  
KTS Phạm Cương
(Theo Kiến thức)

Theo chuyên gia phong thủy Bùi nghiệp, Công ty Cổ phần Nhà Xuân: Thước Lỗ Ban là loại được sử dụng phổ biến hiện nay để tính kích thước theo Phong thủy.

Khi làm nhà, người ta thường tính kích thước cửa, bàn thờ... theo thước Lỗ Ban. Việc áp dụng cách tính này xem ra khá đơn giản vì có thước bán sẵn trên thị trường cũng như có các cung cụ thể. Tuy nhiên, ở góc độ nhân trắc học, người dân không nên nhất nhất tuân theo các cung này.

Theo chuyên gia phong thủy Bùi nghiệp, Công ty Cổ phần Nhà Xuân: Thước Lỗ Ban là loại được sử dụng phổ biến hiện nay để tính kích thước theo Phong thủy. Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có nhiều cách giải thích khác nhau. Có thuyết cho rằng đó là sự trải dài của Bát quái và Ngũ Hành. Nhưng theo các nghiên cứu khoa học, ngay cả trong lòng đất cũng có những dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm trong lòng đất vẫn liên tục tồn tại.

Vì vậy, nếu kích thước nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng thì dễ gây ra cộng hưởng làm giảm sự bền vững. Có thể cây thước Lỗ Ban là sản phẩm của sự đúc kết kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những cộng hưởng hoặc phần bụng sóng dao động mạnh, giảm thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà chúng ta nên hướng tới là số đo làm sao phù hợp với nhân trắc học. Tức là người sử dụng phải thấy phù hợp về kích thước. Vì đôi khi một kiểu bàn ghế lớn phù hợp với người châu Âu với khổ người to nhưng sang vùng châu Á với vóc dáng người nhỏ bé lại không hợp lý. Tương tự, tuy là người Việt Nam nhưng có các chỉ số cơ thể khác nhau cũng nên chọn các đồ dùng phù hợp với mình để tiện lợi. Khi không hợp lý về công năng sử dụng thì những con số "cát lành" sẽ không còn ý nghĩa!
(Theo Kienthuc) 
Trong mọi ngôi nhà, sàn nhà là khu vực sử dụng trực tiếp và mang tính cơ bản nhất, đồng thời lại ít có thể thay đổi được thường xuyên so với tường hay trần. Lát chỗ nào là “cứng” chỗ đó luôn, đồng thời cũng thể hiện việc phân định không gian thông qua cao độ sàn, vật liệu, kiểu cách ốp lát, từ đó tác động đến thụ cảm của người dùng và tính chất phong thuỷ của không gian đó.

Nguyên tắc cơ bản khi hoàn thiện hay sửa chữa nhà cửa là nên đạt tính đồng bộ, có thể thấy các công trình quan trọng, công trình tôn giáo, hay dinh thự thời xưa hầu như không sử dụng quá nhiều chủng loại vật liệu lát sàn. Điều này không hẳn vì thiếu vật liệu hay chi phí, mà vì tính thống nhất cũng như tính tự nhiên luôn được tôn trọng. Nếu vật liệu gạch lát nền thay đổi liên tục, thiếu hợp lý về độ nhẵn hay bóng, màu nóng hoặc màu lạnh pha trộn lộn xộn… thì có dùng gạch đắt tiền đi chăng nữa, xét về khả năng liên kết không gian vẫn thua kém một ngôi nhà chỉ lát một màu gạch thô mộc hài hoà. Tất nhiên nếu chỉ dùng có một loại gạch đồng đều kích cỡ, hoa văn, màu sắc để lát cho tất cả các không gian trong nhà thì cũng không ổn, vì đó chỉ là lối hoàn thiện đơn điệu, không phân biệt chính phụ và dẫn đến một trường khí trì trệ, thiếu sinh động.
 
Việc gia tăng khí cho mỗi ngôi nhà hay được phát huy tại những không gian giao thông, nơi trang trọng hay chỗ đối ngoại nhờ cách lát nền có chính phụ và sáng tạo.
 
Quan điểm phong thuỷ hợp lý nhất là tạo môi trường trung hoà: chọn cách lát sàn sao cho có dẫn dắt và chuyển tiếp, sao cho nhìn vào thấy tự nhiên chứ không phải là cố ý “vẽ vời” lên bề mặt sàn, và sao cho hợp quy luật cân bằng âm dương. Cùng một loại vật liệu nhưng nếu đặt gần ánh sáng bên ngoài, gần nơi qua lại (dương tính hơn) thì sẽ sáng hơn và chịu tiếp xúc, va chạm, mài mòn nhiều hơn là trong những nơi khuất (âm tính hơn).

Cụ thể là những không gian chính, đối ngoại và có sự giao tiếp nhiều như phòng khách, phòng sinh hoạt… thì nên dùng gạch khổ lớn, gạch có khả năng chịu va chạm nhiều hơn.

Còn những không gian phụ, riêng tư như phòng ngủ có thể dùng gạch khổ nhỏ hơn, dùng sàn gỗ hay sàn trải thảm.
 
Nhấn đúng chỗ và hài hoà với phong cách chung sẽ giúp vật liệu lát sàn nêu bật được vẻ đẹp tự thân, không sa đà vào tiểu tiết vụn vặt.
 
Tại các vị trí tiếp giáp hoặc thay đổi không gian nên dùng gạch viền hay đá để tạo phân cách đồng thời nếu muốn chuyển tiếp êm dịu thì hàng gạch lên này sẽ mang tính trung hoà. Và khác với giấy dán tường hay màu sơn có thể thay đổi, sàn nhà không thể cứ mỗi khi đổi chủ lại phải bóc lên làm lại cho hợp mệnh! Do đó, yếu tố ngũ hành chỉ nên quan tâm ở mức độ hợp không gian và không quá xung khắc giữa các không gian với nhau.

Cụ thể là phòng khách và sinh hoạt chung thuộc thổ thì yếu tố thổ cần nhấn nhiều hơn.
 
Chỉ với những vật liệu giản dị dễ kiếm như đá chẻ, đá mài, gạch men… vẫn có thể tạo điểm nhấn và tăng tính thân thiện cho công trình.
 
Phòng ngủ thuộc mộc thì dùng sàn gỗ hay phong cách ốp lát mềm mại thuộc thuỷ và mộc là tương hợp. Mặt khác, không phải cứ hợp hành nào là “ấn” hành đó vào phòng, ví dụ phòng tắm thuộc thuỷ nhưng gạch sử dụng hoàn toàn có thể tuân theo phong cách chung của toàn nhà, nếu muốn tạo cảm giác “tươi mát, ướt át” thì có thể nhấn nhá đôi chỗ bằng màu xanh, chứ không phải lát toàn phòng tắm bằng gạch màu xanh biển hay màu đen mới là đúng hành thuỷ.

Màu sắc gạch cũng cần tương quan nhau, tránh những thay đổi đột ngột trừ khi muốn tạo điểm nhấn. Kiểu cách lát gạch sẽ góp phần thay đổi cảm quan thị giác, như xoay chéo giúp kéo dãn không gian, lát thẳng và vuông vức sẽ tăng sự trang trọng, lát điểm hoặc viền giúp tăng thêm sinh động. Nên chọn một vài chủng loại vật liệu ốp lát mang tính chủ đạo, sau đó điểm xuyết những loại đặc biệt khác để nổi bật hơn (phong thuỷ gọi là gia tăng khí) trên cơ sở hai tiêu chí cơ bản là hợp công năng và độ bền (cả về kỹ thuật lẫn mỹ thuật).
 
(Theo SGTT)
 

Khi làm bậc cầu thang cũng cần chú ý đến phong thủy, trong đó số bậc được đề xuất được dựa vào công thức 2n+1. Vậy, ý nghĩa của công thức này như thế nào?

 
Theo KTS Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, kiến trúc hiện đại đưa ra lời khuyên nên làm bậc cầu thang đáp ứng được tiêu chí là 2n+1. Công thức này có ý nghĩa, một người bước chân thuận lên bậc đầu tiên thì sau khi kết thúc hành trình, người đó lại được dùng chân thuận để bước lên bậc cuối cùng, tức là tiếp nối không gian khác bởi chính chân thuận của mình. Điều này rất hợp lý về công năng sử dụng.

Còn xét về quan điểm phong thủy, cầu thang thường được dựa trên quan điểm về 4 chữ: sinh, bệnh, lão, tử hoặc sinh, lão, bệnh, tử. 4 yếu tố này tạo nên chu kỳ 4n+1. Chu kỳ này cũng ứng với chu kỳ nhịp tim của con người. Có thể hiểu đơn giản là nhịp tim của con người có 4 ngăn mà sau khi đi hết 4 ngăn sẽ chuyển sang chu kỳ tiếp theo. Khi đặt chân lên một không gian mới vào đúng nhịp khởi đầu này thì xét về tâm sinh lý cũng như sức khỏe cũng rất hợp lý.

Tuy nhiên, ở quan điểm riêng, chuyên gia Phạm Cương cho rằng, cách tính chu kỳ theo sinh, bệnh, lão tử với chữ sinh và lão rơi vào bậc lẻ sẽ  hợp lý hơn là cách tính, sinh, lão, bệnh, tử. Theo cách tính này, chữ lão rơi vào bậc chẵn không hợp lý, tương ứng với kiến trúc hiện đại.
(Theo Kienthuc) 

Những phân tích của chuyên gia sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác dụng của các vật phẩm phong thuỷ để từ đó có những ứng dụng hợp lý.

 
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, linh vật phong thủy xuất phát từ nền văn hóa Phương Đông. Chúng được biết đến là những vật phẩm sử dụng trong phong thủy với hình tượng là những nhân vật, sinh vật linh thiêng được quan niệm là sẽ mang lại may mắn, ngăn ngừa những điều xấu cho gia chủ.

Linh vật phong thủy được sử dụng trong phong thủy với nhiều mục đích khác nhau tùy vào từng chủng loại, hoàn cảnh. Điển hình của các linh vật được sử dụng trong phong thủy có thể kể đến như sư tử đá, thiềm thừ, tỳ hưu (kỳ hươu), tượng Quan Công... Thật ra, những nhận định sử dụng càng nhiều linh vật phong thủy thì sẽ càng làm cho gia chủ có cuộc sống tốt lên là quan điểm sai lầm.

Theo quan điểm của chuyên gia Phạm Cương, yếu tố ngoại cảnh, cấu trúc ngôi nhà, công sở mới chính là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến những người sống trong căn nhà, công sở đó. Ví dụ, một ngôi nhà ở một môi trường ô nhiễm, nhiều rác thải thì dù đặt nhiều con vật may mắn đến mấy cũng vẫn... không tốt!

Những linh vật phong thủy này chỉ hỗ trợ về phong thủy, tác dụng trang trí làm đẹp chứ chúng không mang tính quyết định. Chính vì vậy, việc lạm dụng linh vật một cách thái quá và tràn lan là việc làm vừa tốn kém lại không đem lại kết quả mong muốn.
(Theo Kienthuc)